Đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có 15.100 dự án với tổng số vốn đăng ký là 220 tỷ USD, đã giải ngân khoảng 50% (107 tỷ USD). Thành công này có phần đóng góp quan trọng của ưu đãi thuế.

Chính sách thuế tăng hấp dẫn thu hút đầu tư

Nhiều điểm mới hấp dẫn từ ưu đãi thuế

Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội tư vấn thuế châu Á-Thái Bình Dương diễn ra trong hai ngày 17 và 18/10/2013, tại Hà Nội, các diễn giả cùng đồng thuận quan điểm chính sách thuế quyết định hấp dẫn thu hút đầu tư đã và đang được lãnh đạo các quốc gia quan tâm.

“Cơ chế thuế ưu đãi được áp dụng trong nhiều năm qua đã biến Việt Nam là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng từ 2008 đến nay, Việt Nam vẫn giữ được vị trí hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sigapore… là những quốc gia đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam…” ông Nguyễn Văn Nam-đại diện Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Nam cũng chia sẻ một số chính sách mới về ưu đãi thuế tại Việt Nam.

Cụ thể là, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN (có hiệu từ 1/1/2014), trong đó bổ sung nhiều quy định nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút và khuyến khích đầu tư.

Giảm nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp, mức thuế suất phổ thông là 22% từ 1/1/2014 và kể từ ngày 1/1/2016 là 20%. Riêng DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% từ 1/7/2013.

Mở rộng diện ưu đãi thuế và điều chỉnh mức độ miễn giảm, ưu đãi thuế, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn, lĩnh vực xã hội hóa, lĩnh vực hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư...; bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp… Sửa đổi đối tượng ưu đãi căn cứ theo dự án đầu tư nhằm phù hợp với thực tiễn và nhất quán với quy định của Luật Đầu tư.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn năm 2011-2020: với mục tiêu đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo tính thống nhất; chống các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, khuyến khích làm thủ tục dịch vụ về thuế qua đại lý thuế.

Nâng cao sự đồng thuận giữa các quốc gia

Một chủ đề được hội nghị đặc biệt quan tâm là chuyển giá-cơ chế thảo thuận trước về xác định giá (APA).Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh, áp dụng APA mang lại lợi ích cho DN, cơ quan quản lý thuế, lợi ích giữa các quốc gia. Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài đàm phán và ký kết thỏa thuận trước nguyên tắc xác định giá giao dịch (APA). Hiện nay, Việt Nam đã ký hiệp định với 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 58 Hiệp định có hiệu lực về tránh đánh thuế trùng và ngăn ngừa trốn lậu thuế.

Về vấn đề áp dụng APA, tại diễn đàn các diễn giả quốc tế và trong nước cũng chia sẻ, điều kiện của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, chính sách đầu tư, thuế khác nhau nên việc áp dụng APA rất cần được sự đồng thuận cao.

 

Ông Marcellus Wong-cố vấn cao cấp, PWC-Hồng Kông (Trung Quốc) việc thực hiện APA rất phức tạp, dễ gây nhiều tranh cãi, cần có đội ngũ tư vấn lớn, thời gian tiến hành thực hiện thống nhất thảo thuận APA rất dài từ 1 đến 3, có khi đến 5 năm cho một vấn đề thảo thuận giữa các quốc gia. Một số hình thức thỏa thuận APA cơ bản như, giữa người nộp thuế và cơ quan thuế nội địa (APA đơn phương) và với các cơ quan thuế tại các quốc gia khác (thỏa thuận song phương và đa phương)… Để thực hiện APA mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình cách thức khác nhau căn cứ trên hệ thống pháp luật, địa, chính trị, hoàn cảnh kinh tế… Tuy nhiên, cần có sự tuân thủ nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) xây dựng, dựa trên đề xuất của các quốc gia.

 

Bà Mie Seyama-đại diện Ủy ban hợp tác quốc tế Nhật Bản chia sẻ, Nhật Bản đã áp dụng APA từ khá sớm (từ 1986) dựa vào cẩm nang hướng dẫn về xác định giá thị trường cho các doanh nghiệp đa quốc gia và cơ quan quản lý thuế (1985). Tuy nhiên việc áp dụng APA luôn vấp phải thách thức trong việc xác định giá thị trường. Trường hợp tiến hành kiểm tra thuế liên quan đến xác định giá thị trường khi tiến hành APA tại Nhật Bản vẫn ở mức rất cao, trên 100 trường hợp/năm. Việc xây dựng APA và thảo thuận APA giữa các quốc gia cần quân tâm đến những quy tắc trong Hiệp ước chung về thuế của OECD ban hành năm 2007…

 

Bà Hương Vũ-VTCA Việt Nam, Việt Nam đang tăng cường khẳ năng pháp lý, học hỏi kinh nghiệp quốc tế trong xây dựng APA, phù hợp với đặc thù nền kinh tế, hoạt đôngi của lực lượng DN Việt Nam. Việt Nam dự kiến áp dụng theo 3 cấp độ. Một là APA giản lược, có quy trình ít tiêu tốn thời gian, chi phí cho người nộp thuế. Hai là, APA tiêu chuẩn, nhằm vào các đối tượng giao dịch liên kết ít phức tạp. Ba là, APA có nhiều giao dịch phức tạp, các giao dịch liên kết trên phạm vi quốc tế.

 

 

Hi Ly

Nguồn VCCI